PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM – ĐIỀU KIỆN – CHU KỲ SINH TRƯỞNG CÂY DÂU

CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM

Nhà máy Né gỗ Long Vân xin phép chia sẻ Kiến thức sưu tầm từ Sách “Kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm” của Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương, mời bà con cùng theo dõi và đóng góp.

PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM – ĐIỀU KIỆN – CHU KỲ SINH TRƯỞNG CÂY DÂU

ĐẶC ĐIỂM CÂY DÂU

Bà con với mục đích trồng dâu lấy lá nuôi tằm thì cần chú ý đến: rễ, mầm, thân cành và lá dâu.

  • Rễ dâu: ở 1 mức độ nhất định rễ bị đứt do cày xới sẽ kích thích bộ rễ mới phát triển và hoạt động hấp thu tăng cường
  • Mầm dâu: quyết định số lượng cành và tổng chiều dài kinh tế của cành
  • Thân, cành: cây dâu là loại cây có khả năng chịu đốn tỉa nên nếu làm thường xuyên, hợp lý sẽ kích thích thân cành phát triển
  • Lá dâu: năng suất và chất lượng lá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nuôi tằm

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY DÂU

  • Ánh sáng: dâu là loại cây trồng ưa ánh sáng nên đây là yếu tố quan trọng nhất. Cần chăm sóc vườn dâu có cấu trúc tán lá hợp lý tăng khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời cho cây dâu.
  • Nhiệt độ: tác động mạnh đến quá trình sinh trưởng của cây dâu. Khi nhiệt độ không khí quá thấp cây dâu ngừng sinh trưởng. Trên 12oC thì cây bắt đầu nảy mầm. Nhiệt độ càng tăng tốc độ sinh trưởng càng mạnh. Nhiệt độ trên 35 oC sự sinh trưởng của cây bị hạn chế. Đặc biệt, nhiệt độ cao hơn 40 oC thì đỉnh sinh trưởng của cây dâu dừng lại.
  • Nước: độ ẩm đất thích hợp cho quá trình sinh trưởng của cây dâu là 70-80%
  • Đất: cây dâu có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, lợi thế là vùng đất ven sông, ven suối, đất thịt nhẹ, pha cát, đủ ẩm và thoáng khí. Độ pH trung tính, hàm lượng hữu cơ >4%, nơi có tầng đất dày, dễ thoát nước.
  • Không khí: vườn dâu cần đảm bảo thông thoáng hoặc tăng cường bón phân hữu cơ. Không nên trồng dâu gần nhà máy, đường quốc lộ lớn, khu lò gạch hoặc gần các cây trồng thường xuyên phun thuốc (nếu có cần cách ly trước khi hái cho tằm ăn)

CHU KỲ SINH TRƯỞNG

Chu kỳ sinh trưởng của cây dâu trong 1 năm có 2 thời kỳ: Thời kỳ sinh trưởng (ứng với mùa Xuân, Hè, Thu) và thời kỳ nghỉ đông (ứng với mùa Đông)

Để đảm bảo tăng năng suất, chất lượng lá dâu cần đảm bảo: giống dâu, trồng dâu, cày xới, hạn chế cỏ dại, chế độ phân bón, tưới tiêu hợp lý… Việc thu hoạch lá dâu cần đi đôi với biện pháp đốn, tỉa, phòng trừ sâu bệnh để thúc đẩy nuôi tằm nhiều lứa trong năm.

— Nhà Máy Long Vân sưu tầm —

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Scroll to Top