PHẦN 11: BỆNH HẠI TẰM – BỆNH TẰM VÔI

✅✅ CHIA SẺ SÁCH KỸ THUẬT TRỒNG DÂU NUÔI TẰM ✅✅

— PHẦN 11: BỆNH HẠI TẰM – BỆNH TẰM VÔI –

💢 NGUYÊN NHÂN
Bệnh tằm vôi hay còn gọi là bệnh tằm khương, bệnh nấm trắng hay bệnh cứng trắng. Mỗi tên gọi biểu lộ 1 triệu chứng khác nhau nhưng đều do nấm gây ra.
Tằm dễ nhiễm bệnh với nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, qua vết thương cơ giới. Bào tử nấm cứng trắng có thể bay trong không khí, bay vào vườn dâu, nhà tằm, có khi bị cuốn xa hàng chục km. Khi bào tử rơi vào da tằm gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm và ký sinh. Bào tử có thể sống hàng tháng hoặc hàng năm nếu chưa gặp được ký sinh.
💢 TRIỆU CHỨNG
Bệnh thường phát sinh ở tuổi 2- tuổi 5. Bào tử nấm tiếp xúc với da gặp điều kiện thuận lợi sau khoảng 10 giờ tằm sẽ phát bệnh.
Khi mới phát bệnh, tằm cử động chậm, ăn ít, đầu và ngực có lúc gục xuống mềm nhũn, da mất bình thường và có tính phản quang. Quan sát kỹ thường thấy vết bệnh trên da có hình tròn và xung quanh có quầng sáng như vết dầu loang.
Bệnh nặng hơn tằm nằm bẹp trên nong, miệng nhả dịch màu vàng, phân mềm, gai đuôi ngả về phía sau.
Lúc mới chết thân mềm, 3-5 giờ sau cứng dần, sau 3-4 ngày thân cứng và phủ lớp màu trắng tựa như vôi.
💢 PHÒNG TRỪ
Cần tiến hành sát trùng, xử lý mình tằm, tiến hành tiêu diệt sớm ở giai đoạn đầu.
– Giữ buồng tằm có ẩm độ 80-85%, nhiệt độ trên 18oC
– Dùng vôi bột, thuốc rắc mình tằm để sát trùng và hút ẩm da tằm
– Tránh nuôi tằm dày, ẩm độ nong tằm cao. Tránh sát thương cơ giới mình tằm
– Khi có bệnh phải cách ly kịp thời, xử lý sát trùng xác tằm bệnh, tằm chết, thường xuyên thay phân, cho tằm ăn dâu mỏng
– Vệ sinh sát trùng nhà, dụng cụ nuôi tằm triệt để

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Scroll to Top