CHIA SẺ SÁCH KỸ THUẬT TRỒNG DÂU NUÔI TẰM
— PHẦN 13: BỆNH DO VIRUS –
NGUYÊN NHÂN
Virus xâm nhập vào cơ thể tằm qua đường tiêu hóa và vết thương trên da. Trong điều kiện nuôi dưỡng không tốt virus sẽ hoạt động và gây bệnh.
TRIỆU CHỨNG
Tằm bệnh đầu có màu xanh, ăn yếu, không lột xác, da bóng và toàn bộ cơ thể có màu trắng sữa; các đốt sưng lên, dễ chảy mủ, tằm bò liên tục, chảy mủ rồi chết có màu nâu đen, mùi hắc.
Triệu chứng bệnh thể hiện qua các loại:
– Tằm không ngủ: Khi tằm ở thời kỳ sắp ngủ da căng bóng, các đốt nhực giãn và phồng to ra. Sau khi tằm ngừng ăn dâu vẫn không ngủ, tằm bò liên tục lên cạp nong, các đốt bụng chảy mủ, khi chết thân hình co ngắn, mủ chảy ra có mùi hắc.
– Tằm lồi đốt: Sau khi ăn dâu 1-2 ngày ở các tuổi 2, 3, 4, 5 tằm đều có thể bị bệnh, tằm bò nhiều chảy nhiều mủ mới chết
– Tằm nghệ: Bệnh phát triển ở tuổi 5 ăn mạnh và sắp chín, tằm vàng chảy mủ vàng, tằm trắng chảy mủ trắng, khi lên né đầu tằm cử động nhưng không nhả tơ được, tằm chết có màu đen, mùi hắc
CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM
PHÒNG TRỪ
– Tránh gây vết thương cho tằm
– Bảo đảm điều kiện nuôi tằm tốt: nhiệt độ, lá dâu, xử lý tằm bệnh…
– Trước khi tằm ngủ để mật độ tằm thưa, khi tằm ngủ thì đóng kín nhưng thông gió
– Dùng vôi bột, Clorua vôi rắc lên mình tằm sau khi tằm ngủ dậy