PHẦN 14: BỆNH TẰM GAI

✅✅ CHIA SẺ SÁCH KỸ THUẬT TRỒNG DÂU NUÔI TẰM ✅✅
— PHẦN 14: BỆNH TẰM GAI –

💢 NGUYÊN NHÂN
Bào tử gai gây bệnh tằm gai có thể sống và có khả năng gây bệnh trong vài năm ở phòng nuôi tằm nếu không sát trùng, tồn tại trong đất 2 tháng, trong nước 3 tháng, trong phân ủ vôi 3 tuần.
Bào tử gai truyền qua đường tiêu hóa: Khi tằm nở cắn vỏ trứng hoặc ăn lá dâu có bào tử gai thì sẽ bị bệnh và có thể truyền từ đời mẹ sang con qua trứng

💢 TRIỆU CHỨNG
– Thời kỳ tằm: Tằm thường kém ăn, còi cọc, phát dục không đều, ngủ dậy muộn, khó lột xác sau ngủ hoặc lột 1 phần, da sần sùi, có chấm đen quanh lỗ thở, gai đuôi. Tằm tuổi 5 mới bị bệnh thì các triệu chứng trên không rõ, tằm vẫn nhả tơ kết kén, hóa nhộng, ra ngài và đẻ trứng – trứng này mang bào tử bệnh gai truyền cho đời tằm sau
– Thời kỳ nhộng: Nhộng bị bệnh da biến màu mất tính đàn hồi, thân nhộng ở chỗ nối tiếp có những chấm đen nhỏ ti ti, bụng mềm
– Thời kỳ ngài: Ngài bệnh cánh quăn, bụng phệ, ít phấn hoặc không có phấn, ngài yếu, giao phối hay bị rời đôi
– Thời kỳ trứng: Ổ trứng bị bệnh có màu sắc và kích thước không đồng đều, trứng đẻ chồng lên nhau, vón cục, trứng có độ dính kém, nhiều trứng ko thụ tính, nở ko đều.

💢 PHÒNG TRỪ
– Nuôi tằm bằng trứng sạch bệnh
– Xử lý sát trùng nhà cửa, dụng cụ nuôi tằm triệt để
– Xác tằm bệnh, phân tằm phải ủ vôi, thuốc đúng kỹ thuật và sau 1 tháng mới sử dụng (nên dùng loại phân bón này cho cây trồng khác)


— Nhà Máy Long Vân sưu tầm —
#kythuatnuoitam #kythuattrongdau #trongdaunuoitam #nhamaylongvan #longvan

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Scroll to Top