PHẦN 4: KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH DÂU

✅✅ CHIA SẺ SÁCH KỸ THUẬT TRỒNG DÂU NUÔI TẰM ✅✅

— PHẦN 4: KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH DÂU –

💢 ĐỐN DÂU: có thể đốn vào vụ Đông hoặc vụ Hè 

💢 LÀM CỎ
– Cỏ dại phải được làm ở giai đoạn còn non, trước khi cỏ kết hạt và phát tán. Nên áp dụng cơ giới hóa hoặc sử dụng rơm rạ và nylon che phủ.
– Hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ vì gây hại lâu dài cho đất và môi trường

💢 CÀY BỪA RUỘNG DÂU
Sau khi đốn dâu, làm cỏ cần cày bừa với độ sâu 15-20cm, sát gốc dâu, cuốc đất quanh gốc. Mục đích: làm cho đất thoáng, tăng khả năng giữ nước, phơi gốc để tiêu diệt nguồn sâu bệnh qua đông dưới gốc.

💢 BÓN PHÂN
– Phân hữu cơ: 20-25 tấn/ha/năm bón 1 lần vào tháng 12 sau khi đã cày, kết hợp bón phân vô cơ lần 1
– Phân vô cơ: đảm bảo đủ lượng, cân đối, đúng lúc, đúng cách. Dùng phân NPK chuyên dùng cho dâu khoảng 1.800-2000kg/ha/năm chia bón đều 4-5 lần/năm vào các tháng 1, 3, 5, 7, 9
Có thể bón theo hốc hoặc rạch, cuốc sâu 15cm, cách gốc 20cm, rải phân sau đó lấp đất kín lại để tránh bị rửa trôi khi gặp mưa to
Ngoài ra, dùng phương pháp bón phân qua lá để tăng chất lượng lá dâu nhưng phun lúc trời mát, không phun khi sắp mưa

💢 THU HOẠCH LÁ DÂU
1 năm có thể thu hoạch 8-10 lứa, thu đúng lứa có thể tăng số lứa hái
– Thu hoạch: hái lá, tránh làm xước thân cây, gãy cành. Nếu đốn lửng vào vụ hè có thể thu hoạch dâu cành
– Bảo quản: rải lá dâu thành luống rộng 1,2m; dày 40cm; dùng vải dày thấm nước phủ lên mặt luống. Để quá dày dâu bị ôi, để quá mỏng dâu nhanh héo. Sau 3-4 giờ đảo tơi luống 1 lần
Phòng bảo quản dâu đảm bảo vệ sinh, đủ ẩm, dùng bình bơm xịt nước tăng ẩm

— Nhà Máy Long Vân sưu tầm —
#kythuatnuoitam #kythuattrongdau #trongdaunuoitam #nhamaylongvan #longvan

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Scroll to Top